Hà Tiên bị tấn công Chiến_tranh_Việt–Xiêm_(1718)

Cũng theo sách Gia Định thành thông chí, thì:

Tháng 2 năm Mậu Tuất (1718), Phi nhã Cù Sa đem 5.000 thủy binh hợp đồng với quân Thâm cướp đường kéo xuống Hà Tiên cướp phá. Mạc Thống binh (Mạc Cửu) không địch nổi phải tạm xuống Lũng Kỳ[6], gặp khi có cơn gió lớn thổi mạnh, thuyền bè của quân Xiêm bị chìm, người chết rất đông, Cù Sa bèn thu tàn quân trở về Xiêm La, chỉ còn Thâm thì chạy đến chỗ binh thứ của Tân ở thủ phủ Bô Bô. Khi ấy một mình Yêm chống với Thâm và lén sai sứ nạp lễ cống cho vua Xiêm. Quân của Chất Tri ở lâu mà không làm được gì, nhân đó mới đem bọn Thâm, Tân cùng về Xiêm La, từ đấy nơi biên cảnh mới yên tĩnh.[7]

Sách Việt sử tân biên, Quyển 3, kể:

Năm 1715, mười lăm ngàn quân Tiêm La (Xiêm La) lại sang tỉnh Battambang (Tầm Bôn) giúp Nặc Ông Thâm (Thomo Racha) về tranh ngôi với cùng với Nặc Ông Yêm. Ông Yêm không chịu thỏa hiệp, và trước thế mạnh của quân Việt, quân Tiêm La đành rút về nước.Năm sau (1716) họ lại sang với Nặc Ông Tôn (lãnh sứ mạng của Ông Thâm) về Chân Lạp xui dân nổi loạn. Nặc Năm, Ông Yêm cùng quân Việt liền chặn đánh quân Tiêm. Ông Tôn bị thương chạy trốn lên núi thuộc tỉnh Pursat chờ quân cứu viện của triều đình Băng Cốc. Vua Tiêm La nhất quyết đánh Chân Lạp cả hai mặt, vừa cho quân tiến về phía Đông, vừa tự mình dẫn 3.000 thủy quân đánh vào Hà Tiên. Tổng binh trấn Hà Tiên là Mạc Cửu chống lại rất giỏi nhưng vì không có thành lũy nên không cầm cự được lâu dài. Quân Tiêm vào đây cướp phá rất hại nhưng ít bữa sau hạm đội của họ bị bão đánh tan, họ đành phải triệt thoái.[5].